Tẩy trắng răng tại nhà và nha khoa giá bao nhiêu, ở đâu tốt?
Có nên đi tẩy trắng răng không, có hại không, chi phí hết bao nhiêu tiền? Mách bạn cách tẩy trắng răng bị vàng ố tại nhà và nha khoa tự nhiên, hiệu quả nhất.
Tẩy trắng răng là gì?
TẨY TRẮNG RĂNG LÀ MỘT TẬP HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP LÀM TRẮNG RĂNG TRONG ĐÓ ĐIỂN HÌNH NHẤT LÀ DÙNG CHẤT OXY HÓA CARBAMIDE PEROXIDE (TẨY TRẮNG TẠI NHÀ) HOẶC HYDROGEN PEROXIDE (TẨY TRẮNG TẠI PHÒNG NHA).
CHẤT OXY HÓA THẤM VÀO MEN RĂNG KẾT HỢP VỚI NĂNG LƯỢNG ÁNH SÁNG TẠO RA PHẢN ỨNG OXY HÓA CẮT ĐỨT CÁC CHUỖI PHÂN TỬ MÀU TRONG NGÀ RĂNG, TỪ ĐÓ GIÚP RĂNG TRẮNG SÁNG HƠN MÀ KHÔNG GÂY TỔN HẠI ĐẾN RĂNG.
Tẩy trắng răng là gì?
Nguyên nhân răng nhiễm màu
Muốn tìm được phương pháp tẩy trắng răng hiệu quả thì phải biết được nguyên nhân gây ố vàng răng, từ đó bác sĩ mới có thể đánh giá được tình trạng hiện tại của răng và đưa ra những phương pháp tẩy trắng răng phù hợp.
Theo thống kê, có 2 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhiễm màu răng bao gồm:
Nhiễm màu trên bề mặt răng:
- Sử dụng thực phẩm, đồ uống có màu như trà, cà phê, sô cô la, nước ngọt, cari...
- Hút thuốc lá
- Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách
- Sử dụng nước súc miệng chứa Chlorhexidine, Hexetidine trong thời gian dài có thể làm răng nhiễm màu.
Nhiễm màu bên trong cấu trúc răng:
- Do di truyền
- Do nhiễm kháng sinh tetracycline
- Do florua dư thừa trong nguồn nước, kem đánh răng hoặc bổ sung florua theo đường uống.
- Do tuổi tác
Các phương pháp tẩy trắng răng
Hiện nay trong nha khoa có 2 cách tẩy trắng răng phổ biến là tẩy trắng răng tại nhà và tẩy trắng răng tại phòng nha. Về cơ bản hai phương pháp này có cách làm gần giống nhau nhưng khác nhau về thời gian và chi phí. Tốc độ lên màu trắng sáng của răng nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào tình trạng vàng ố của răng.
Tẩy trắng răng tại nhà
Để tẩy trắng răng tại nhà bằng thuốc và máng răng hiệu quả và không gây kích ứng nướu thì bạn cũng cần thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.
>>> Có thể bạn quan tâm: 10 cách làm trắng răng tại nhà đơn giản và hiệu quả
Trước tiên bạn vẫn cần phải tới gặp bác sĩ để lấy dấu răng và làm máng tẩy vừa với kích thước răng của mình. Máng tẩy răng được làm từ nhựa plastic trong suốt và an toàn cho nướu. Chức năng của máng răng chính là giữ thuốc tẩy và ngăn không cho nước bọt tràn vào răng trong quá trình tẩy trắng răng.
Cách tẩy trắng răng tại nhà
Sau khi kiểm tra, bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn thuốc tẩy trắng răng có nồng độ từ 10 – 15% và hướng dẫn cách sử dụng cũng như xử lý tình huống có thể xảy ra. Thông thường tẩy trắng răng tại nhà sẽ lên tông sau 3 – 5 ngày, thời gian để đạt hiệu quả thực sự là sau 2 tuần.
Ưu điểm của phương pháp này là bạn có thể chủ động thời gian, thực hiện ngay tại nhà, đeo máng bất cứ khi nào và chi phí thấp. Tuy nhiên chỉ hiệu quả với những trường hợp nhiễm màu nhẹ và có thể xảy ra trường hợp răng trắng không đồng đều do người thực hiện bôi thuốc không kỹ.
Tẩy trắng răng tại phòng nha
Phương pháp tẩy trắng răng tại phòng nhà ngoài việc sử dụng thuốc tẩy, máng răng thì còn kết hợp thêm công nghệ máy móc hiện đại, sử dụng tia laser làm chất xúc tác tăng nhiệt độ thúc đẩy quá trình tẩy trắng răng.
Liệu trình làm trắng răng phổ biến tại phòng nha thường bao gồm 3 bước chính là cạo vôi, đánh bóng và tẩy trắng răng.
Thuốc được sử dụng có nồng độ tẩy trắng cao từ 35 – 35%, kết hợp với ánh sáng cường độ mạnh để thúc đẩy thuốc ngấm sâu hơn. Thời gian tẩy trắng răng tại phòng nha thường kéo dài từ 90 đến 120 phút và cho kết quả lên tông trắng ngay từ lần đầu tiên.
Ưu điểm của phương pháp này là thực hiện nhanh, hiệu quả tức thì và có tác dụng ngay cả với trường hợp răng bị nhiễm màu nặng, tẩy trắng cùng lúc cho cả hai hàm răng trắng đều tự nhiên.
Cách tẩy trắng răng tại phòng nha
Những lưu ý khi tẩy trắng răng
- Trước khi tiến hành tẩy trắng răng, cần điều trị sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, phục hồi cổ răng bị mòn và làm sạch cao răng.
- Răng nhiễm màu nặng có thể kết hợp tẩy trắng răng tại phòng nha và đeo máng tại nhà để đạt hiệu quả cao nhất.
- Trong vòng 5-7 ngày đầu sau khi tẩy trắng, không nên dùng các thực phẩm màu như trà, cà phê, cari, nước ngọt... để hạn chế chất màu bám dính lên bề mặt răng.
- Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng, tránh uống nước quá nóng hoặc quá lạnh để hạn chế răng nhiễm màu lại.
- Không nên tự ý mua và sử dụng thuốc tẩy bên ngoài khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Một số trường hợp không nên tẩy trắng răng: Phụ nữ mang thai và cho con bú; trẻ em chưa đủ 16 tuổi; người đang mắc bệnh sâu răng, nha chu, mòn và hở cổ chân răng; người có dấu hiệu dị ứng với thuốc tẩy trắng răng.
Những câu hỏi thường gặp
Tẩy trắng răng có hại không?
Đây là một trong những thắc mắc chung của rất nhiều người khi đang muốn tìm cách làm trắng hàm răng của mình. Thực tế, phương pháp tẩy trắng răng được áp dụng rộng rãi trên thế giới và cả Việt Nam, nó đã được chứng minh là an toàn cho sức khỏe răng miệng, không hại men răng và thay đổi cấu trúc răng.
Có nên tẩy trắng răng không?
Sở hữu một hàm răng trắng sáng là mơ ước của rất nhiều người, nó không chỉ giúp bạn tự tin với nụ cười rạng rỡ mà còn mang lại rất nhiều lợi ích như tăng thiện cảm với người đối diện, tăng sự tự tin và cơ hội trong cuộc sống.
Vì vậy nếu hàm răng không được trắng, xỉn màu thì bạn có thể áp dụng một số phương pháp tẩy trắng răng tại nhà hoặc tại phòng nha để sở hữu một hàm răng trắng sáng hơn.
Tẩy trắng răng hết bao nhiêu tiền?
Tẩy trắng răng hết bao nhiêu tiền?
Với hai cách tẩy trắng răng phổ biến hiện nay là tẩy trắng răng tại phòng nha và tẩy trắng răng tại nhà, mỗi phương pháp này sẽ có mức giá khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thông thường giá tẩy trắng răng tại nhà sẽ thấp hơn tẩy trắng răng tại phòng nha, tuy nhiên thời gian điều trị ở phòng nha sẽ được rút ngắn mà hiệu quả cao hơn do có kết hợp với hệ thống máy móc hiện đại.
Tẩy trắng răng ở đâu tốt?
Để đảm bảo an toàn và đạt kết quả tối ưu khi tẩy trắng răng, bạn nên tìm đến những địa chỉ nha khoa tin cậy, sử dụng thuốc tẩy trắng chính hãng và hệ thống đèn chiếu hiện đại. Nếu lựa chọn tẩy trắng răng tại nhà thì cũng nên có sự chỉ định của bác sĩ, tuân thủ theo hướng dẫn để tránh tình trạng gây tổn thương cho nướu và các bệnh lý răng miệng khác.
Hi vọng rằng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn phần nào trong việc quyết định tẩy trắng răng hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí nhất.