tapchilamdep

Trám răng thẩm mỹ giá bao nhiêu, có bền không, quy trình như thế nào?

Trám răng là gì, ✅có đau không, ✅có nên trám răng không? ✅Chi phí trám răng sâu, trám răng thẩm mỹ, trám răng cửa bị mẻ, trám composite là bao nhiêu?

Trám răng là gì, có đau không, có nên trám răng không? Quy trình và chi phí của trám răng sâu, trám răng thẩm mỹ, trám răng cửa bị mẻ, trám composite là bao nhiêu? Bài viết dưới đây Tạp Chí Làm Đẹp sẽ giải đáp các câu hỏi của các bạn:

Trám răng là gì?

Trám răng là phương pháp phục hình răng bị tổn thương bằng các vật liệu nhân tạo nhằm khôi phục lại những chiếc răng đã bị hư hỏng như bị sâu, mẻ, vỡ... về lại tình trạng ban đầu và giữ lại chức năng bình thường như răng tự nhiên.

Khi nào nên trám răng?

Khi bạn gặp phải bất cứ vấn đề nào về khuyết răng vừa gây mất thẩm mỹ vừa ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai thì cần phải được trám răng để phục hồi lại, cụ thể như:

  • Sâu răng: Sâu răng sẽ tạo thành các lỗ nhỏ trên răng vừa mất thẩm mỹ mà còn là nơi lưu giữ các mảnh vụn thức ăn, nếu không trám răng sớm có thể khiến sâu răng lan rộng và gây nhiễm trùng tủy răng.
  • Mòn cổ răng: Cổ răng mòn do viêm nướu hoặc cao răng, nó gây ra cảm giác ê buốt và rất nhạy cảm với nóng lạnh, vì vậy nên trám răng để phục hồi phần men răng đã bị mất.
  • Chấn thương: Một số tai nạn, va chạm dẫn tới răng bị mẻ, bể hay không còn giữ được hình dạng như lúc ban đầu thì cần phải trám để phục hồi lại chức năng nhai và giảm ê buốt.
  • Răng thưa: Răng thưa thường gây mất thẩm mỹ nên có thể trám răng để đóng kín các kẽ răng. Trám răng thẩm mỹ sẽ khắc phục được khuyết điểm răng thưa và tránh được việc thức ăn mắc lại.
    >>> Nên đọc: Niềng răng là gì, mất bao lâu và chi phí hết bao nhiêu tiền?

Trám răng là gì và khi nào nên trám răng?

Cách thức và vật liệu trám răng

Hiện nay có 2 phương thức trám răng cơ bản tùy thuộc vào đặc điểm của răng và nhu cầu của bệnh nhân mà được tiến hành:

  • Trám trực tiếp: Sau khi khám tổng quát và xác định vị trí răng cần trám, nha sĩ sẽ tiến hành trám ngay tại thời điểm đó mà không phải chờ đợi hay tái khám. Hình thức trám này chỉ cần đưa vật liệu trám dẻo (composite, GIC, Amalgam, hợp kim xỉn màu) vào chỗ cần trám.
  • Trám gián tiếp (còn gọi là trám inlay/onlay): Phương thức này áp dụng cho những lỗ sâu lớn, phần mô răng bị khuyết nhiều. Sau khi xác định tình trạng, bác sĩ sẽ tạo xoang trám, lấy dấu răng và chế tạo ra miếng trám đúc tương ứng với phần răng bị khuyết. Lần tái khám thứ 2 bệnh nhân sẽ được lắp miếng trám cố định trên răng. Tuy mất nhiều thời gian hơn hình thức trám trực tiếp nhưng lại mang tới kết quả lâu dài.

Vật liệu trám răng gồm 4 nhóm cơ bản

Vật liệu trám răng gồm 4 nhóm cơ bản

Hiện nay các vật liệu dùng để trám răng tại các nha khoa thường dùng nhiều nhất là nhóm composite, tiếp đến là nhóm xi măng thủy tinh, amalgam và vật liệu trám sứ inlay/onlay.

  • Composite: Là vật liệu trám răng được dùng phổ biến và được khách hàng lựa chọn nhiều nhất do có màu sắc tự nhiên giống răng thật, tính thẩm mỹ cao.
  • Xi măng thủy tinh: Những trường hợp lỗ sâu răng sát tủy thường được chỉ định trám răng với xi măng thủy tinh để phòng ngừa sâu răng tái phát.
  • Hỗn hợp amalgam: Vật liệu này được cấu tạo từ hợp kim bạc, đồng, thiếc và thủy ngân, có khả năng chịu lực cao và an toàn cho cơ thể. Song do màu sắc không giống với răng thật nên thường dùng để trám những chiếc răng ở phía bên trong hàm.
  • Sứ inlay/onlay: Do là chất liệu sứ nên có độ bền chắc tương đương với bọc răng sứ, đảm bảo tính thẩm mỹ, thường được dùng cho những trường hợp bị sâu răng nặng.

Như vậy việc lựa chọn hình thức hay vật liệu trám răng nào tùy thuộc vào tình trạng răng của mỗi người, bạn sẽ được nha sĩ tư vấn kỹ lưỡng để chọn ra phương pháp trám phù hợp với bản thân nhất.

Quy trình trám răng

  1. Khám, kiểm tra tình trạng răng, nếu cần thiết có thể chụp hình để chẩn đoán tổn thương của răng và tủy.
  2. Làm sạch và loại bỏ phần răng bị hư tổn.
  3. Đắp composite vào răng cần trám và tạo hình.
  4. Sử dụng đèn sáng đơn sắc để làm đông vật liệu trám
  5. Mài chỉnh và làm bóng hoàn chỉnh.
  6. Với trường hợp răng sâu nhiều cần tạo hình miếng trám hay đặt thuốc diệt tủy sẽ được bác sĩ hẹn tái khám lần sau.
  7. Sau khi trám xong từ 1 – 2 giờ mới được ăn uống để vật liệu trám có thời gian đông đặc.

Trám răng có đau không, bao lâu mới hỏng?

Theo các bác sĩ, hầu hết các phương pháp trám răng hiện nay thường không gây ra cảm giác đau. Tuy nhiên những trường hợp sâu răng nặng, viêm tủy thì phải tiến hành vệ sinh kỹ lưỡng, hút tủy ra khỏi răng nên có thể cảm thấy hơi ê buốt.

Trám răng là một kỹ thuật đơn giản, không xâm lấn tới cấu trúc răng nên hầu như không gây đau nhức. Tùy thuộc vào tình trạng hư tổn của răng, cơ địa mỗi người, tâm lý, vật liệu trám hay tay nghề của bác sĩ mà có thể xảy ra tình trạng đau hay không.

Trám răng là một kỹ thuật đơn giản hầu như không gây đau nhức

Trám răng là một kỹ thuật đơn giản hầu như không gây đau nhức

Tuổi thọ trung bình của trám răng dao động từ 2 đến 5 năm, nhưng giữ được lâu hay không lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  1. Tay nghề bác sĩ: Đây là yếu tố hàng đầu quyết định xem trám răng giữ được trong thời gian bao lâu. Nếu bác sĩ có tay nghề cao, thực hiện cẩn thận, tỉ mỉ, đúng trình tự thì chất lượng miếng trám cũng được lâu bền hơn.
  2. Vị trí trám răng: Thông thường những vị trí trám ở răng cửa hay trên thân răng do diện tích tiếp xúc ít nên miếng trám khó giữ chặt, dễ bị bung vỡ trong quá trình nhai. Ngược lại, trám răng hàm ít bị bong hơn vì diện tích tiếp xúc nhiều hơn.
  3. Cách chăm sóc răng miệng: Độ bền của miếng trám cũng phụ thuộc nhiều vào chế độ chăm sóc hàng ngày. Sau khi trám ít nhất 1 tiếng bạn không nên ăn uống, chải răng với kem đánh răng có chứa flour, dùng chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn mảnh vụn thức ăn tại kẽ răng. Ngoài ra nên súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước sạch, hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều đường và nước uống có ga.

Chi phí trám răng

Trám răng hết bao nhiêu tiền là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Giá của trám răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng răng cần trám, mức độ tổn thương của răng, chất liệu trám là gì và phương pháp trám răng.

Giá trung bình cho một chiếc răng cần trám dao động từ 100.000đ đến vài trăm nghìn đồng. Vì vậy bạn nên cân nhắc trước khi lựa chọn sao cho phù hợp với tình trạng răng và túi tiền của mình. Bên cạnh đó nên chọn những cơ sở nha khoa uy tín để tiến hành trám răng an toàn, không đau và có thời gian sử dụng lâu dài.

Bài viết phổ biến
Murad VietNam – Top 5 sản phẩm được yêu thích nhất
11/07/2023
{Review} Nồi chiên không dầu Cosori có tốt không? Top 2 nồi chiên Cosori tốt nhất 2024
16/08/2023
{Review} Nước hoa vùng kín Foellie có tốt không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
27/07/2023
[Review] Top 9 Máy triệt lông cá nhân mini cầm tay tốt nhất 2024
23/09/2023
{Review} Máy ép chậm SAVTM có mấy loại? Dùng có tốt không?
12/07/2023
Mỹ phẩm Sulwhasoo có tốt không? Top những sản phẩm ‘đáng tiền’
20/08/2023
{Review} nước tẩy trang Bioderma xanh cho da dầu và mụn có tốt không?
06/08/2023
{Review} Kem chống nắng Tenamyd có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu uy tín?
13/04/2023
{Review} Robot hút bụi Xiaomi Roborock S7 có tốt không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu chính hãng?
04/05/2023
Nhuộm tóc màu nâu tây hợp thời thượng cho cô nàng thêm xinh đẹp
05/08/2022
{Top} 10 tiệm cắt tóc nam nữ đẹp rẻ và uy tín nhất Hà Nội
04/06/2023
Chọn kiểu tóc pixie siêu xinh cho từng kiểu khuôn mặt
18/08/2023
Những kiểu tóc Mohican đẹp và hiện đại nhất cho anh chàng cá tính
Update 05/08/2022
Rose BLACKPINK – ‘Bông hồng’ chờ ngày tỏa sáng
25/09/2023
{Review} Son BBIA màu 12 màu cam cháy nóng bỏng và tươi mới có đáng để bạn rút ví?
26/07/2023
Lưu Hương Giang – Hồ Hoài Anh ly hôn gây sốc cộng đồng mạng
05/08/2022
Sinh tố chuối có tác dụng gì? Hướng dẫn một số công thức làm sinh tố chuối ngon, đơn giản, tại nhà
11/07/2023
{Review} Kem chống nắng OHUI có tốt không? Mua ở đâu? Giá bao nhiêu?
07/05/2023
{Review} nước tẩy trang Bioderma xanh dương cho da khô có tốt không?
06/08/2023
{Review} máy rửa mặt Lumispa Nuskin có tốt không? Giá bao nhiêu?
27/07/2023
Sản phẩm liên quan
Tẩy trắng răng tại nhà và nha khoa giá bao nhiêu, ở đâu tốt?
{Review} Máy tăm nước Colgate cầm tay chống nước IPX7 có tốt không?
Cạo vôi răng có đau không, giá bao nhiêu, cách lấy vôi răng chuẩn nhất
Lấy cao răng nên hay không? Cách làm sạch cao răng tại nhà
Trồng răng khểnh đính đá thẩm mỹ giá bao nhiêu, có đau không?
Nhổ răng khôn có đau không, giá bao nhiêu tiền, khi nào thì nên nhổ?
1 2 Next