tapchilamdep

Nhổ răng khôn có đau không, giá bao nhiêu tiền, khi nào thì nên nhổ?

Răng khôn là gì ✅ Nhổ răng khôn có đau không, đau mấy ngày✅ giá bao nhiêu✅ Hướng dẫn cách nhổ răng khôn và khi nào mới nên nhổ răng khôn để tránh biến chứng

Răng khôn là gì? Nhổ răng khôn có đau không, đau mấy ngày, giá bao nhiêu? Tất cả các câu hỏi liên quan đến răng khôn sẽ được Tạp Chí Làm Đẹp giải đáp cho các bạn trong bài viết dưới đây:

Răng khôn là gì?

Răng khôn là tên gọi của chiếc răng số 8 mọc cuối cùng của mỗi bên hàm, đây là chiếc răng cối lớn thứ ba và thường mọc ở độ tuổi từ 12 đến 25. Sở dĩ nó có tên gọi này là vì răng mọc trong độ tuổi con người đã trưởng thành, khôn lớn và có đủ nhận thức.

Do những chiếc răng khôn thường mọc ở độ tuổi xương hàm đã ngừng phát triển, cứng đặc hơn, đồng thời vòm miệng không có đủ chỗ để răng mọc bình thường, vì thế răng khôn thường hay bị mọc lệch, chen lấn gây nguy cơ mất cân xứng giữa răng và kích thước xương hàm.

Theo các chuyên gia, không phải tất cả răng khôn đều phải nhổ. Nếu chúng mọc bình thường, thẳng, không bị kẹt giữa mô xương và nướu thì có thể giữ lại mà không lo biến chứng.

Đối với những chiếc răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây sưng, đau nhức và biến chứng kéo dài thì nên nhổ. Hoặc trường hợp răng khôn nhỏ bất thường, dị dạng thì nên được can thiệp kịp thời để tránh tình trạng sưng tấy, thức ăn tích đọng lại gây sâu răng, viêm nướu, hôi miệng.

Răng khôn là gì?

Răng khôn là gì?

Vì sao nên nhổ răng khôn?

Do mọc muộn và quá trình mọc chân chân răng cho tới khi răng đủ lớn khá dài nên thường gây ra phiền toái và đau đớn cho mọi người. Ngoài ra, xét về mặt thẩm mỹ cũng như chức năng nhai của răng khôn gần như là không có vì chúng nằm ở cuối hàm.

Một vài quan niệm cho rằng chiếc răng khôn không tự nhiên mà mọc lên, chúng lại mọc khi con người ở độ tuổi trưởng thành nên sẽ mang ý nghĩa riêng và không nên nhổ bỏ.

Song theo các nhà khoa học, răng khôn không có ý nghĩa đặc biệt gì, thậm chí khi chúng mọc lên còn gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như các cơn đau, làm xô lệch răng, viêm nhiễm, sưng tấy... ảnh hưởng tới hoạt động nhai thức ăn của cả hàm răng.

Vì vậy khi tình trạng viêm nhiễm do mọc răng khôn kéo dài thì cần phải được can thiệp kịp thời trước khi chúng phá hủy xương xung quanh và làm xô lệch những chiếc răng còn lại.

>>>Xem thêm: Niềng răng là gì, mất bao lâu và chi phí hết bao nhiêu tiền?

Vì sao nên nhổ răng khôn?

Khi nào nên nhổ răng khôn?

Như đã nói ở trên, không phải chiếc răng khôn nào cũng cần phải nhổ. Nhưng khi răng khôn có những dấu hiệu dưới đây thì bạn nên can thiệp càng sớm càng tốt:

  • Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây biến chứng như đau, nhiễm trùng, u nang, ảnh hưởng tới các răng lân cận.
  • Tạo khe giắt thức ăn giữa răng khôn và răng bên cạnh, có nguy cơ ảnh hưởng tới răng xung quanh thì nên nhổ bỏ.
  • Răng mọc thẳng, đủ chỗ, không gây biến chứng nhưng không có răng đối diện ăn khớp thì cũng nên nhổ bỏ vì có thể tạo ra bậc thang giữa các răng, tích tụ thức ăn thừa.
  • Răng khôn dị dạng, nhỏ hơn mức bình thường gây nhồi nhét thức ăn, là nguyên nhân chính gây sâu răng và viêm nha chu.
  • Răng khôn bị sâu, viêm nướu hoặc bệnh nha chu.
  • Răng khôn có thể gây ra một số bệnh khác cho cơ thể.

Những trường hợp răng khôn không cần phải nhổ như sau:

  • Răng khôn mọc thẳng, bình thường, không bị kẹt giữa nướu và mô xương. Tuy nhiên quá trình vệ sinh răng khôn này cần được chú ý, chỉ dùng bàn chải chuyên dụng và chỉ nha khoa để làm sạch răng.
  • Người mắc bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, rối loạn đông cầm máu thì không nên nhổ răng khôn khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Những răng khôn có liên quan trực tiếp đến các dây thần kinh và xoang hàm.

Khi nào nên nhổ răng khôn?

Khi nào nên nhổ răng khôn?

Quy trình nhổ răng khôn

Quy trình nhổ răng khôn được tiến hành một cách tỉ mỉ từ khâu kiểm tra, thăm khám bệnh lý răng miệng, chụp phim X-quang... để có thể kiểm soát tốt mọi tình huống xảy ra. Các thiết bị, dụng cụ được vô trùng vô khuẩn sạch sẽ để tránh tình trạng lây nhiễm chéo giữa các bệnh nhân.

Sau khi thăm khám kỹ lưỡng và chụp phim X-quang, bác sĩ sẽ xác định tình trạng răng, khoảng cách giữa răng khôn tới các dây thần kinh và răng khác để đưa ra cách nhổ răng phù hợp, hạn chế xâm lấn và đảm bảo an toàn.

Khi tiến hành nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ hoặc tiền mê (dành cho người gặp vấn đề tâm lý). Nhổ răng khôn chỉ là một thủ thuật nên chỉ kéo dài từ 30 – 60 phút. Sau khi hoàn thành, bệnh nhân có thể được nghỉ tại phòng khám từ 1-2 giờ.

Sau khi nhổ răng khôn sẽ xảy ra một vài tình trạng như sưng, đau, sốt và chảy máu. Vì vậy, bệnh nhân sẽ được chỉ định uống thuốc, chườm lạnh vào chỗ sưng và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Trong vòng 24h sau khi nhổ răng, việc vệ sinh răng miệng nên nhẹ nhàng, ăn thức ăn nguội, mềm.

Nếu tình trạng sưng, đau, sốt và chảy máu kéo dài, có xu hướng diễn tiến trầm trọng không kiểm soát được thì nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để tái khám.

Quy trình nhổ răng khôn

Quy trình nhổ răng khôn

Nhổ răng khôn hết bao nhiêu tiền?

Nhổ răng khôn là một dạng tiểu phẫu, tuy nhiên kỹ thuật khá phức tạp nên đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao và nắm rõ cách mọc của răng khôn.

Nhìn chung thời gian nhổ răng khôn cũng lâu hơn so với nhổ răng thường và chi phí cao hơn. Giá tiền nhổ răng khôn phụ thuộc vào số lượng răng khôn cần nhổ, mức độ phức tạp của ca nhổ. Trung bình giá nhổ một chiếc răng khôn dao động từ 1 – 3 triệu đồng.

Để tránh các biến chứng xảy ra sau khi nhổ răng khôn, tốt nhất bạn nên tìm tới những địa chỉ đáng tin cậy để thăm khám và tiến hành nhổ. Với sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật hiện đại, bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng việc nhổ răng khôn không quá đau và có thể lành thương nhanh chóng. 

Bài viết phổ biến
{REVIEW} Sữa rửa mặt Senka Perfect Whip có tốt không? Giá bao nhiêu?
01/09/2023
Bảng màu son Mac chính hãng – Màu nào đẹp nhất?
10/09/2023
{Review} Máy rửa mặt Xiaomi inFace MS2000 sóng âm
27/07/2023
{Top} 10 Son Lì (Matte) Chính Hãng Tốt Nhất Hiện Nay 2024
21/09/2023
RM BTS – Bật mí về chàng thủ lĩnh đa tài và toàn năng bậc nhất Kpop
05/08/2022
{Review} Robot hút bụi lau nhà Xiaomi Viomi S9 Alpha 1C có tốt không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu chính hãng?
04/05/2023
Những mẫu băng đô đẹp con gái nhất định phải có một chiếc
10/09/2023
Từ A đến Z về dược mỹ phẩm nội địa Hàn Quốc Venuko
04/06/2023
{Review} Son MAC Chili 602 là màu gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
27/07/2023
Laneige Kr – Thương hiệu mỹ phẩm Korea tại Vietnam có thực sự tốt?
27/06/2023
Hasaki lừa đảo bán hàng fake có đúng không? Sự thật là gì?
24/08/2022
{REVIEW} Dầu tẩy trang Muji có tốt không? Cách sử dụng hiệu quả?
25/07/2023
Review son MAC Love Me Lipstick khiến nàng đổ gục ngay từ vẻ ngoài huyền bí
20/09/2023
{Review} nước hoa Narciso mùi nào thơm nhất? Giá bao nhiêu?
16/08/2023
{Review} BST MAC Loud And Clear – Son thỏi; Son bóng; Phấn mắt; Highlight
20/09/2023
Etude House - Thương hiệu mỹ phẩm bình dân dành cho mọi cô gái
03/01/2023
Suga BTS: Thiên tài âm nhạc và hành trình đi lên từ con số 0
05/08/2022
Robot hút bụi Xiaomi có tốt không, loại nào tốt nhất hiện nay 2024, mua ở đâu chính hãng giá rẻ?
12/05/2023
Top màu tóc nam đẹp nhất hiện nay tăng sự nam tính và lôi cuốn
24/09/2023
Kem chống nắng vật lý nào tốt? Phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học
20/09/2023
Sản phẩm liên quan
Tẩy trắng răng tại nhà và nha khoa giá bao nhiêu, ở đâu tốt?
{Review} Máy tăm nước Colgate cầm tay chống nước IPX7 có tốt không?
Trám răng thẩm mỹ giá bao nhiêu, có bền không, quy trình như thế nào?
Cạo vôi răng có đau không, giá bao nhiêu, cách lấy vôi răng chuẩn nhất
Lấy cao răng nên hay không? Cách làm sạch cao răng tại nhà
Trồng răng khểnh đính đá thẩm mỹ giá bao nhiêu, có đau không?
1 2 Next