tapchilamdep

Trồng răng khểnh đính đá thẩm mỹ giá bao nhiêu, có đau không?

Răng khểnh là gì???????? Có nên làm hay tạo răng khểnh????????đắp răng khểnh đính đá không, quy trình trồng cấy răng khểnh giá bao nhiêu, có đau không, bên nào đẹp?

Giải đáp câu hỏi răng khểnh là gì? Có nên làm hay tạo răng khểnh, đắp răng khểnh đính đá không, quy trình trồng cấy răng khểnh giá bao nhiêu, có đau không, bên nào đẹp? Tất cả câu hỏi của các bạn sẽ được Tạp Chí Làm Đẹp giải đáp trong bài viết dưới đây:

Răng khểnh là gì?

Răng khểnh là chiếc răng nanh số 3 bị mọc lệch trên nướu, thay vì mọc thẳng như các răng bình thường khác thì nó có xu hướng nhô ra phía trước cung hàm. Thông thường chỉ có một chiếc răng bị mọc lệch nhưng cũng có trường hợp có 2 răng khểnh, hình dáng của răng khểnh như thế nào sẽ phụ thuộc vào mức độ lệch của các mầm răng khi mọc lên.

Từ xưa, răng khểnh được nhiều người đánh giá là nét đẹp duyên dáng, dễ thương và thu hút ánh nhìn của người đối diện. Đặc biệt là những bạn gái có răng khểnh luôn được mọi người khen ngợi là duyên dáng và dịu dàng.

Chính vì răng khểnh làm nụ cười trở nên thu hút hơn nên hiện nay có rất nhiều người đã tìm đến dịch vụ trồng răng khểnh hay cấy răng khểnh nhân tạo để làm đẹp. Với sự phát triển của khoa học – công nghệ, hiện nay có rất nhiều phương pháp có thể giúp bạn sở hữu một chiếc răng khểnh đẹp và có chức năng tương tự như răng thật.

Răng khểnh là gì?

Vị trí và vai trò của răng khểnh

Răng khểnh là chiếc răng nanh số 3, có vị trí ở góc của cung hàm. Răng khểnh có hình dáng tương tự như răng nanh, hình ngọn giáo, mũ răng dày hơi nhọn và sắc. Điểm khác biệt duy nhất của răng khểnh với răng nanh là vị trí mọc của chúng thường lệch, lồi lên phía trước cung hàm.

Do răng khểnh thuộc nhóm răng nanh nên vai trò chính của răng khểnh cũng tương tự như nhóm răng nanh chính là nhiệm vụ cắn, xé thức ăn. Thức ăn sau khi được nhóm răng nanh xé nhỏ sẽ được đưa vào nhóm răng hàm nghiền nhỏ và đi xuống hệ tiêu hóa.

Phương pháp trồng răng khểnh

Trồng răng khểnh hay cấy răng khểnh là một thủ thuật trong nha khoa nhằm tạo ra một chiếc răng giả ở vị trí răng số 3. Hiện nay có 2 phương pháp trồng răng khểnh được nhiều người thực hiện nhất do thời gian làm ngắn là đắp composite và bọc răng sứ, còn 1 phương pháp mất nhiều thời gian hơn chính là cấy ghép implant.

Răng khểnh được tạo ra dựa trên kích thước và cung hàm của răng thật sao cho màu sắc tương đồng, độ lệch vừa phải, không quá dài hay quá ngắn... để đạt được tính thẩm mỹ cho cả hàm và khuôn miệng của bạn.

Trồng răng khểnh bằng Composite

Đây là phương pháp phổ biến và nhanh chóng nhất hiện nay. Các bác sĩ sẽ dùng chất liệu Composite dạng dẻo để tạo hình răng giả bằng cách đắp vào răng nanh số 3, tạo thành hình răng giả có hướng chếch ra ngoài một góc vừa phải, phù hợp với các răng còn lại và hài hòa với khuôn mặt.

Tuy có ưu điểm là tiến hành trong thời gian ngắn nhưng phương pháp này lại có một số nhược điểm như không giữ được màu trắng sau một thời gian sử dụng. Ngoài ra răng giả đắp bằng composite còn có thể gây hôi miệng hoặc bệnh lý khác. Do đó, bạn cần phải thường xuyên kiểm tra và làm lại răng theo phương pháp này.

Các phương pháp trồng răng khểnh hiện nay

Các phương pháp trồng răng khểnh hiện nay

Trồng răng khểnh bằng cách bọc răng sứ

Phương pháp này có thể tạo ra một chiếc răng khểnh lâu dài, chắc chắn, đảm bảo chức năng nhai, có tính thẩm mỹ cao và không gây ra bệnh lý về răng.

Để làm răng khểnh bằng cầu răng sứ, bác sĩ sẽ tiến hành mài nhỏ răng số 2 sau đó bọc sứ hai răng kép theo trình tự:

- Bọc răng sứ cho răng số 2.

- Tạo thêm một răng sứ dính vào phần trên của răng sứ số 2, nằm ở phía trên nướu và hướng ra ngoài để tạo thành răng khểnh.

Theo phương pháp này có thể tạo ra được răng khểnh cố định, khi muốn tháo ra thì thao tác cũng phức tạp hơn nhiều so với cách đắp composite. Độ bền của răng khểnh bọc sứ rất lâu, chức năng nhai hoàn toàn bình thường và không gây ra bất kỳ sự khó chịu nào.

Trồng răng khểnh bằng cấy ghép implant

Bên cạnh 2 cách làm răng khểnh trên thì hiện nay còn có một phương pháp trồng răng khểnh bằng phương pháp cấy ghép Implant. Đây là phương pháp làm răng khểnh cố định cao cấp nhất hiện nay.

Để áp dụng kỹ thuật cấy ghép implant trong trồng răng khểnh thì cách thực hiện cũng tương tự như khi cấy ghép implant một răng thông thường khác. Bác sĩ sẽ dùng kỹ thuật để đưa trụ implant bằng titan vào bên trong xương hàm, đợi trụ tích hợp với xương hàm thì sẽ gắn khớp nối abutment và bọc răng sứ.

Trồng răng khểnh mất bao lâu, có đau không?

Thời gian để tạo ra một chiếc răng khểnh cũng như vấn đề có gây đau hay không phụ thuộc vào phương pháp mà bạn lựa chọn. Theo đó có 3 cách làm răng khểnh phổ biến hiện nay là:

Cách đắp composite không gây đau, thời gian thực hiện nhanh chóng, thường chỉ sau lần làm đầu tiên là đã sở hữu được chiếc răng khểnh như mong muốn.

Phương pháp bọc răng sứ hơi ê răng một chút và mất nhiều thời gian hơn, có thể sẽ phải gặp nha sĩ 3 lần và chờ từ 1-3 ngày để có răng sứ mới lắp vào.

Phương pháp cấy ghép implant có đau (nhưng thường được dùng thêm thuốc tê) và là cách làm mất nhiều thời gian nhất, kể từ lúc bắt đầu tới khi hoàn thành cần ít nhất từ 6-9 tháng. Tuy nhiên xét về tính thẩm mỹ và độ bền thì phương pháp bọc sứ có hiệu quả cao hơn nhiều so với đắp composite.

https://tapchilamdep.com/wp-content/uploads/2019/11/Chi-phi-trong-rang-khenh-co-gia-tu-1-den-hang-chuc-trieu-dong.jpg

Chi phí trồng răng khểnh có giá từ 1 đến hàng chục triệu đồng

Trồng răng khểnh giá bao nhiêu tiền?

Chi phí cho một lần trồng răng khểnh phụ thuộc vào phương pháp và chất liệu mà bạn lựa chọn.

  • Trồng răng khểnh bằng composite: Trên dưới 1 triệu đồng
  • Trồng răng khểnh bằng cách bọc răng sứ: Dao động từ 1 đến 7 triệu đồng.
  • Trồng răng khểnh bằng cấy ghép implant: Dao động từ 10 đến 40 triệu đồng (phụ thuộc chất liệu và xuất xứ của trụ implant).

Tóm lại, dù bạn chọn phương án trồng răng khểnh nào cũng không quan trọng bằng việc chọn lựa một địa chỉ tin cậy để đảm bảo an toàn, tính thẩm mỹ và thời gian sử dụng của răng khểnh.

Hi vọng rằng với bài viết trên đây sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích trước khi quyết định tiến hành làm răng khểnh. Chúc bạn sớm có được chiếc răng khểnh ưng ý và nụ cười duyên dáng!

Bài viết phổ biến
Hộp cơm giữ nhiệt nào tốt? Mua hộp đựng cơm giữ nhiệt ở đâu?
24/08/2023
{Review} Sữa rửa mặt CeraVe có tốt không? Mua ở đâu? Giá bao nhiêu?
10/09/2023
{Review} máy rửa mặt Sunmay Nhật Bản có tốt không? Giá bao nhiêu?
27/07/2023
{Review} Bảng màu Son Black Rouge Ver 6 Air Fit Velvet Tint
13/07/2023
Top 5 thương hiệu dầu gội khô chất lượng nhất hiện nay
04/08/2023
{Review} Máy ép chậm Kalite có tốt không? Top 5 máy ép chậm Kalite tốt nhất 2024
12/07/2023
{Review} Kem chống nắng Neutrogena SPF 55; 60; 70; 100…
12/04/2023
{REVIEW} Bình ủ sữa cho bé loại nào tốt, ủ được lâu? Giá bao nhiêu?
14/07/2023
{Review} Son Black Rouge A43 là màu gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
10/07/2023
{TOP} 10 nước hoa nam chính hãng cao cấp bán chạy nhất 2024
20/09/2023
{Review} Son Romand Juicy Lasting Tint màu nào đẹp nhất trong bảng màu?
04/08/2023
Mỹ phẩm DHC của nước nào? Có tốt không? Mua chính hãng ở đâu?
24/08/2022
10+ Kiểu tóc Mullet Layer nữ và nam đẹp nhất Hot Trend 2024
12/07/2023
{Review} Nồi chiên không dầu Perfect có tốt không? Nên mua loại 5l, 4l hay 2.5l?
09/06/2023
{TOP} 10 nước hoa Dior cho nam và nữ bán chạy nhất 2024
20/09/2023
{REVIEW} Sữa rửa mặt Neutrogena có tốt không? Mua ở đâu?
10/09/2023
Bioderma – Thương hiệu dược mỹ phẩm hàng đầu cho da nhạy cảm
03/01/2023
Các kiểu tóc nữ đẹp đang được yêu thích nhất hiện nay
21/09/2023
Những câu nói hay về tình bạn giàu ý nghĩa và đáng suy ngẫm
18/08/2023
Sinh tố dưa hấu có tác dụng gì? Hướng dẫn 5 cách làm sinh tố dưa hấu ngon, đơn giản tại nhà
11/07/2023
Sản phẩm liên quan
Tẩy trắng răng tại nhà và nha khoa giá bao nhiêu, ở đâu tốt?
{Review} Máy tăm nước Colgate cầm tay chống nước IPX7 có tốt không?
Trám răng thẩm mỹ giá bao nhiêu, có bền không, quy trình như thế nào?
Cạo vôi răng có đau không, giá bao nhiêu, cách lấy vôi răng chuẩn nhất
Lấy cao răng nên hay không? Cách làm sạch cao răng tại nhà
Nhổ răng khôn có đau không, giá bao nhiêu tiền, khi nào thì nên nhổ?
1 2 Next