tapchilamdep

Cạo vôi răng có đau không, giá bao nhiêu, cách lấy vôi răng chuẩn nhất

Cạo vôi răng là gì,✅ nên hay không, lấy vôi răng có đau không,✅ chi phí bao nhiêu?✅ Kinh nghiệm làm sạch vôi răng không ảnh hưởng tới men răng

Cạo vôi răng là gì, nên hay không, lấy vôi răng có đau không, chi phí bao nhiêu? Kinh nghiệm làm sạch vôi răng không ảnh hưởng tới men răng, giúp răng trắng sáng. Bài viết dưới đây của Tạp Chí Đẹp sẽ giải đáp cho các bạn:

Vôi răng là gì?

Vôi răng (hay cao răng) là những mảng bám, mảnh vụn thức ăn đã bị vôi hóa bởi muối canxi carbonate, calcium phosphate và vi khuẩn có trong nước bọt. Khi những mảng bám, cặn thức ăn lắng đọng thành lớp dày ở thân răng, kẽ răng, nướu răng lâu ngày sẽ trở nên cứng hơn, có màu nâu vàng hoặc trắng đục gây mất thẩm mỹ và bệnh lý răng miệng.

Vôi răng là nơi vi khuẩn tập trung và tích tụ, lâu ngày sẽ gây ra một số bệnh về răng miệng như hôi miệng, viêm nướu, viêm nha chu. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng răng lung lay và có thể bị mất răng.

Do không thể làm sạch được bằng cách vệ sinh thông thường nên muốn lấy vôi răng cần phải nhờ tới sự can thiệp của các dụng cụ nha khoa chuyên dụng. Vì vậy cạo vôi răng chính là một thao tác làm sạch các mảng bám, lớp vôi răng trên răng, dưới nướu bằng dụng cụ chuyên biệt tại phòng nha.

>>> Nên đọc: Tẩy trắng răng tại nhà và nha khoa giá bao nhiêu, ở đâu tốt?

Vôi răng là gì?

Vôi răng là gì?

Vì sao nên lấy vôi răng?

Khi vôi răng tích tụ lâu ngày trên bề mặt răng, thân răng sẽ gây mất thẩm mỹ, hôi miệng và cản trở việc vệ sinh răng miệng hàng ngày. Đồng thời những vi khuẩn trên bề mặt vôi răng có thể làm hỏng men răng, gây sâu răng, kích thích nướu...

Một số tác hại của vôi răng đối với sức khỏe răng miệng như:

  • Phá hủy men răng: Những mảng bám quá nhiều, dày và tích tụ lâu ngày sẽ làm men răng bị tổn thương, phá hủy men răng.
  • Gây sâu răng: Vôi răng là nơi tích tụ của vi khuẩn, chúng sẽ lên men carbohydrate tạo ra acid gây sâu răng như Streptococcus mutans, Lactobacilli...
  • Nguyên nhân chính gây bệnh về răng miệng: Viêm nướu, viêm nha chu, tiêu xương ổ răng,... trường hợp nặng có thể khiến răng lung lay và mất răng.
  • Gây ra các bệnh ở miệng, họng: Viêm họng, viêm niêm mạc miệng, viêm amidan, lở miệng...
  • Gây chảy máu chân răng, ê buốt răng.
  • Hôi miệng, hơi thở có mùi, cản trở quá trình giao tiếp.

Chính vì những lý do trên nên việc lấy vôi răng là điều kiện bắt buộc để bảo vệ sức khỏe răng miệng, đem lại rất nhiều lợi ích cho răng miệng như:

  • Giúp răng chắc khỏe, ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng.
  • Giúp răng miệng sạch sẽ, sáng bóng, hơi thở thơm tho, tự tin hơn trong giap tiếp.
  • Hạn chế các bệnh viêm nhiễm toàn thân khác như viêm họng, viêm amidan, viêm niêm mạc miệng...

Vôi răng gây mất thẩm mỹ và nhiều bệnh lý răng miệng

Vôi răng gây mất thẩm mỹ và nhiều bệnh lý răng miệng

Cạo vôi răng có đau không?

Khi lấy vôi răng có gây đau, ê buốt, chảy máu hay không sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như:

  • Tình trạng sức khỏe răng miệng: Người mắc một số bệnh lý như viêm nướu, nha chu, lợi sưng đỏ thì có thể ê buốt nhiều hơn người có sức khỏe răng miệng tốt.
  • Số lượng vôi răng: Nếu vôi răng ít thì thời gian lấy nhanh chóng và không gây ê buốt hay chảy máu. Tuy nhiên nếu vôi răng nhiều và bám chặt dưới nướu thì khi cạo vôi răng có thể gây ê buốt nhưng sẽ không ảnh hưởng tới khả năng nhai và sẽ biến mất sau vài ngày.
  • Kỹ thuật lấy vôi răng: Trước kia việc lấy vôi răng thường được thực hiện bằng bộ dụng cụ cầm tay hoặc máy thổi cát nên có thể gây đau và chảy máu. Tuy nhiên dụng cụ lấy cao răng hiện nay là bằng sóng siêu âm nên giúp giảm thiểu tối đa cảm giác ê buốt, thời gian thực hiện và có thể loại bỏ hoàn toàn mảng bám mà không tổn thương đến răng và nướu.
  • Tay nghề của nha sĩ: Thủ thuật lấy cao răng rất đơn giản nên với những nha sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thì thao tác này rất nhẹ nhàng, không tác động đến lưỡi hay má trong nên không có cảm giác đau nhức nào.

Lấy vôi răng là thao tác nhẹ nhàng không gây đau

Lấy vôi răng là thao tác nhẹ nhàng không gây đau

Quy trình và chi phí khi lấy vôi răng

Thông thường thời gian làm sạch vôi răng mất khoảng 15 – 30 phút mỗi lần, tùy vào tình trạng cao răng nhiều hay ít. Có 2 hình thức lấy vôi răng cơ bản:

- Lấy vôi răng thông thường: Quy trình lấy cao răng này khá đơn giản, nha sĩ chỉ cần sử dụng các công cụ chuyên dụng để loại bỏ những mảng bám mềm và các vết dính ố vàng trên bề mặt răng.

- Lấy vôi răng dưới nướu: Đây là quy trình có mức độ khó hơn do cao răng nằm sâu dưới nướu, các mảng bám cứng đã nhiễm khuẩn. Nha sĩ phải làm hết sức cẩn thận, tỉ mỉ để không gây tổn thương cho nướu, vì phải nạo sâu xuống phía dưới nướu nên có thể bị đau hơn mức thông thường.

Chi phí cho mỗi lần lấy vôi răng phụ thuộc vào tình trạng các mảng bám, mức độ vôi răng và các kỹ thuật phải thực hiện để loại bỏ mảng bám đó. Giá của mỗi lần lấy vôi răng dao động từ vài chục cho đến vài trăm nghìn đồng nếu kết hợp cả lấy vôi răng và đánh bóng răng.

Chi phí cho mỗi lần lấy vôi răng phụ thuộc vào mức độ vôi răng

Chi phí cho mỗi lần lấy vôi răng phụ thuộc vào mức độ vôi răng

Cách phòng ngừa vôi răng

Cách tốt nhất để phòng ngừa không bị vôi răng hay mảng bám trên răng chính là vệ sinh răng miệng:

  • Chải răng đúng cách với bàn chải lông mềm, kem đánh răng có chứa flour, dùng thêm nước súng miệng chuyên khoa hoặc nước muối pha loãng.
  • Chải răng đều đặn 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối. Ngoài ra nên sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ những mảnh vụn thức ăn còn mắc lại ở vùng kẽ răng, tránh để tích tụ mảng bám, vi khuẩn.
  • Hạn chế các loại thức ăn dẻo, nhiều đường, nước uống chứa nhiều axit, chất tạo màu như nước có ga, trà, cà phê, rượu, bia vì có thể làm răng xỉn màu.
  • Không hút thuốc lá vì thuốc lá chính là một trong những nguyên nhân gây ra cao răng.
  • Ăn uống lành mạnh, tăng cường các loại rau củ quả chứa nhiều vitamin, chất xơ.
  • Thăm khám và lấy vôi răng định kỳ 3-6 tháng/lần.

Lấy vôi răng không chỉ giúp chúng ta có hàm răng trắng xinh, nụ cười rạng rỡ mà còn giúp phòng tránh được nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Vì vậy khi phát hiện có vôi răng hình thành, bạn nên đến gặp nha sĩ để được thăm khám. Hãy lựa chọn những cơ sở y tế chuyên sâu, uy tín để thực hiện việc lấy cao răng an toàn, không bị chảy máu hay gặp phải những sự cố khác.

Bài viết phổ biến
Máy làm sữa hạt loại nào tốt? Nên mua của Nhật hay của Đức?
24/08/2023
{REVIEW} Máy tiệt trùng bình sữa loại nào tốt? Có nên mua máy tiệt trùng bình sữa?
22/09/2023
{Review} Mặt nạ mắt Lanbena có tốt không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu chính hãng?
18/04/2023
Nên mua Máy hâm sữa loại nào tốt nhất, nhanh nhất hiện nay 2024?
22/09/2023
{Top} 6 mẫu tranh đính đá đồng hồ đẹp nhất, ý nghĩa treo trong nhà
25/05/2023
Review Top 12 màu son Mac đẹp được yêu thích nhất hiện nay
05/09/2023
{Full} Bảng màu son Romand mới nhất cập nhật tháng 10 năm 2024
04/08/2023
{REVIEW} Nồi chiên không dầu BlueStone có tốt không? Giá bao nhiêu?
21/09/2023
Ly giữ nhiệt Thái Lan Zebra có tốt không? Mua ở đâu chính hãng?
06/08/2023
{Review} Máy hút sữa Spectra có tốt không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
14/07/2023
Thời trang Owen giảm giá khuyễn mãi Tháng 12/2024
20/09/2023
{REVIEW} Nên mua bình sữa cho bé loại nào tốt, an toàn nhất hiện nay?
22/09/2023
{Review} Son Gucci 509 là màu gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu chính hãng?
11/07/2023
{Review} Nồi chiên không dầu Camel có tốt không? Giá bao nhiêu?
09/06/2023
[Review] Son BBIA màu 14 đỏ gạch quyến rũ nhất định phải sở hữu
26/07/2023
Kem chống nắng Nhật Bản loại nào tốt nhất? Top 15 kem chống nắng của Nhật tốt nhất năm 2024
27/08/2023
Những câu nói hay về tình bạn giàu ý nghĩa và đáng suy ngẫm
18/08/2023
Có nên dùng nước lau sàn cho robot hút bụi, lau nhà hay không? Tại sao?
12/05/2023
{Review} BST MAC Loud And Clear – Son thỏi; Son bóng; Phấn mắt; Highlight
20/09/2023
Nhổ răng khôn có đau không, giá bao nhiêu tiền, khi nào thì nên nhổ?
05/08/2022
Sản phẩm liên quan
Tẩy trắng răng tại nhà và nha khoa giá bao nhiêu, ở đâu tốt?
{Review} Máy tăm nước Colgate cầm tay chống nước IPX7 có tốt không?
Trám răng thẩm mỹ giá bao nhiêu, có bền không, quy trình như thế nào?
Lấy cao răng nên hay không? Cách làm sạch cao răng tại nhà
Trồng răng khểnh đính đá thẩm mỹ giá bao nhiêu, có đau không?
Nhổ răng khôn có đau không, giá bao nhiêu tiền, khi nào thì nên nhổ?
1 2 Next