tapchilamdep

Niềng răng là gì, mất bao lâu và chi phí hết bao nhiêu tiền?

Để có nụ cười đẹp và xóa bỏ sự mặc cảm, tự ti trong giao tiếp nhiều người đã tìm đến niềng răng như một phương pháp “cứu cánh” cho gương mặt của mình. Đây là phương pháp có từ rất lâu và được nhiều người lựa chọn dù có nhiều phương pháp chỉnh răng hiện đại hơn ra đời. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về phương pháp niềng răng chỉnh nha ngay dưới đây nhé.

 

  1. Niềng răng là gì?

Niềng răng (chỉnh nha, chỉnh hình hàm răng) là phương pháp nắn chỉnh răng và khớp cắn bằng dụng cụ niềng răng chuyên biệt như mắc cài (dây cung) hoặc bộ khay niềng. Phương pháp điều chỉnh này được dựa trên sự di chuyển của răng và thích nghi của xương hàm theo một lộ trình tính toán kỹ lưỡng.

Răng được niềng dịch chuyển tới đâu thì xương hàm sẽ ổn định tới đó và không chịu bất cứ tác động nào khác. Nếu kết hợp việc chăm sóc răng miệng kỹ càng thì hàm răng vẫn chắc khỏe bình thường sau khi niềng.

Niềng răng chỉnh nha mang đến nụ cười rạng rỡ

Niềng răng chỉnh nha mang đến nụ cười rạng rỡ

  1. Trường hợp nào cần phải niềng răng?

Những trường hợp răng miệng không đúng khớp cắn như dưới đây thường được chỉ định niềng răng chỉnh nha để nắn chỉnh răng và tăng tính thẩm mỹ cho hàm răng, cụ thể:

- Người có hàm răng bị lệch khớp cắn: Khớp cắn hở, cắn sâu, cắn chéo, cắn đối đỉnh...

- Người răng hô, răng thưa, răng móm, răng khấp khểnh...

- Người thiếu răng bẩm sinh, mất răng hoặc răng mọc ngầm...

  1. Tác dụng của phương pháp niềng răng

Khi những bệnh nhân gặp phải một số trường hợp răng miệng không đúng khớp cắn như trên sẽ được bác sĩ chỉ định niềng răng để khắc phục nhược điểm. Tuy đây là một phương pháp cổ điển nhưng cho đến nay nó vẫn là chuyên khoa đầu tiên trong lĩnh vực nha khoa và được nhiều người ưa chuộng sử dụng.

Niềng răng có một số tác dụng như:

- Hàm răng được điều chỉnh về đúng khớp cắn sẽ giúp chức năng nhai tốt hơn, đồng thời sức khỏe răng miệng cũng được bảo vệ.

- Làm giảm áp lực cho quai hàm với những bệnh nhân bị lệch khớp cắn.

- Tăng tính thẩm mỹ cho hàm răng, giúp răng đều đặn, thẳng hàng, răng đẹp hơn từ đó giúp người bệnh tự tin trong giao tiếp hơn.

Tác dụng của phương pháp niềng răng

Tác dụng của phương pháp niềng răng

  1. Các phương pháp niềng răng hiện nay

Hiện nay việc niềng răng có rất nhiều phương pháp khác nhau, tuy nhiên có 2 phương pháp được nhiều người biết đến nhất là Niềng răng cố định (sử dụng mắc cài) và Niềng răng tháo lắp (hay còn gọi là niềng răng không mắc cài vì sử dụng khay niềng). Nhìn chung mỗi loại sẽ có những ưu điểm và chi phí khác nhau.

Niềng răng cố định

- Mắc cài kim loại: Đây là phương pháp niềng răng cổ điển, có độ bền tương đối. Ưu điểm của mắc cài kim loại là rẻ, bền, dễ sử dụng và thay thế nên nên được dùng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên nhược điểm là tính thẩm mỹ không cao trừ loại mắc cài bằng vàng thì giá thành lại cao.

Khi sử dụng, nha sĩ sẽ dùng dây thun hoặc chỉ thép để buộc dây cung vào mắc cài trên từng chiếc răng. Dùng chỉ thép sẽ đỡ bị đau (do ít ma sát) và ít bị dính thức ăn hơn so với dây thun.

- Mắc cài kim loại tự buộc: Nếu bạn lo lắng loại mắc cài kim loại cổ điển gây đau và vướng víu thì có thể sử dụng loại mắc cài kim loại được thiết kế bằng hợp kim titan và niken có một hệ thống rãnh trượt để đẩy và giữ dây trong mắc cài.

Dây trượt tự do nên làm giảm ma sát tối đa, giúp người dùng ít bị đau và vướng víu hơn, đặc biệt thời gian điều trị được rút ngắn hơn nhiều. Tuy nhiên chi phí của mắc cài kim loại tự buộc cũng cao hơn so với loại cổ điển khá nhiều.

Niềng răng cố định bằng mắc cài kim loại

Niềng răng cố định bằng mắc cài kim loại

- Mắc cài sứ: Là phương pháp cải tiến của mắc cài kim loại. Ưu điểm của loại này là chắc chắn, độ bền tương đương với mắc cài kim loại và đặc biệt là mang tính thẩm mỹ, nhìn đẹp mắt hơn.

Tuy nhiên mắc cài sứ có nhược điểm là khá dày và giòn nên người sử dụng sẽ thấy khó chịu do miệng bị cộm hơn. Đồng thời nếu không giữ gìn cẩn thận thì rất dễ bị vỡ, tính mài mòn của mắc cài sứ cao nên có thể làm mòn răng đối diện.

- Mắc cài sứ tự buộc: Là giải pháp niềng răng hiện đại nhất hiện nay khi có sự kết hợp giữa tính thẩm mỹ và những ưu điểm của loại tự buộc. Nhược điểm của loại này là độ dày và chi phí cao hơn nhiều so với các loại khác.

Niềng răng cố định bằng mắc cài sứ

Niềng răng cố định bằng mắc cài sứ

Niềng răng tháo lắp

Niềng răng tháo lắp hay còn gọi là niềng răng không mắc cài vì sẽ dùng máng nhựa hoặc hàm nhựa đeo vào hàm và nắn chỉnh răng (có thể dùng móc hoặc không có móc). Ưu điểm của phương pháp này là dễ sử dụng, có thể mở ra vệ sinh hàng ngày. Tuy nhiên thời gian lại chậm hơn phương pháp khác và hiệu quả không cao, được chỉ định cho những trường hợp đơn giản, dễ điều trị.

Niềng răng Invisalign trong suốt

Niềng răng Invisalign trong suốt

Niềng răng Invisalign là công nghệ sử dụng loại khay trong suốt, không màu, được làm từ hợp chất nhựa nha khoa an toàn. Ưu điểm là dễ dàng tháo lắp, không gây khó chịu và đặc biệt là tăng tính thẩm mỹ tối đa cho hàm răng trong suốt thời gian điều trị.

Tuy nhiên với những trường hợp răng bị sai lệch nhiều, khớp cắn phức tạp thì nó không mang đến hiệu quả như loại niềng răng cố định. Ngoài ra vì chi phí cao hơn các phương pháp khác (khoảng 3 lần) nên đa số người bệnh lựa chọn niềng răng bằng mắc cài.

  1. Niềng răng mất bao lâu?

Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về phương pháp niềng răng chỉnh nha. Song thời gian này không cố định cho tất cả mọi người mà nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: độ tuổi răng, tình trạng răng, chế độ chăm sóc, phương pháp niềng răng.

Thông thường với một ca niềng răng ở mức độ trung bình sẽ dao động từ 6 tháng đến 1,5 năm. Còn với trường hợp nặng hơn như răng hô, móm, mọc lộn xộn thì có thể kéo dài thời gian lên tới 2, 3 năm.

Thời gian cụ thể sẽ được bác sĩ chỉ định sau khi thăm khám, tuy nhiên nếu bạn tuân thủ đúng hướng dẫn của nha sĩ, kiểm tra đúng lịch trình thì có thể rút ngắn được thời gian niềng răng của mình.

Niềng răng mất bao lâu và hết bao nhiêu tiền?

Niềng răng mất bao lâu và hết bao nhiêu tiền?

  1. Chi phí niềng răng là bao nhiêu tiền?

Chi phí niềng răng tại Việt Nam hiện nay phụ thuộc và thay đổi dựa trên cách làm việc của nha sĩ, độ uy tín cũng như vật liệu và nhiều yếu tố khác. Thông thường giá dao động từ 25 đến 100 triệu đồng tùy trường hợp.

Vì vậy nếu có ý định tìm hiểu về phương pháp niềng răng, bạn nên tìm tới các địa chỉ uy tín để được thăm khám và tư vấn kỹ lưỡng, từ đó lựa chọn được loại hình chỉnh nha hiệu quả và phù hợp với túi tiền của mình.

Khi sử dụng bài viết này xin ghi rõ nguồn: tapchilamdep.com

Bài viết phổ biến
{Review} Son Bbia 35 là màu gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu chính hãng?
12/07/2023
Jimin BTS: Tiểu sử và những bí mật thú vị về chàng trai quyến rũ nhất BTS
05/10/2023
Sinh tố mãng cầu có tác dụng gì? Hướng dẫn cách làm sinh tố mãng cầu xiêm ngon, đơn giản, tại nhà
04/07/2023
Ly giữ nhiệt Lock and Lock có tốt không? Giá Bao nhiêu? Mua ở đâu?
06/08/2023
{Review} nước tẩy trang Bioderma hồng cho da nhạy cảm có tốt không?
06/08/2023
Kem chống nắng cho da dầu loại nào tốt? Chọn sao cho đúng?
12/04/2023
{Review} Bông tẩy trang Cotton Pads có tốt không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
04/08/2023
{TOP} 10 nước hoa Victoria’s Secret mùi nào thơm nhất? Giá bao nhiêu?
25/08/2023
Sinh tố thanh long có những tác dụng gì? Hướng dẫn cách làm sinh tố thanh long ngon, đơn giản, tại nhà
11/07/2023
{TOP} 10+ Ly giữ nhiệt chính hãng giá tốt tháng 11/2024
21/09/2023
Bật mí các kiểu tóc ngắn đẹp cá tính, năng động
03/08/2022
{Top}16 mẫu tranh thêu chữ thập đẹp nhất hiện nay 2024
25/08/2023
Ngọc Thúy tố chồng cũ 4 năm không hề thăm con
05/10/2023
{Review} Son nội địa Trung Quốc có tốt không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu chính hãng?
14/07/2023
{Review} bông tẩy trang Ipek có tốt không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
26/07/2023
Những mẫu cột tóc trẻ trung, cá tính cho các nàng yêu thời trang
10/09/2023
{Review} nước tẩy trang Bioderma xanh dương cho da khô có tốt không?
06/08/2023
Cetaphil mua ở đâu? Các sản phẩm của Cetaphil tốt nhất 2024
20/08/2023
{REVIEW} Sữa rửa mặt Hada Labo Nhật có tốt không? Mua ở đâu?
10/09/2023
{Review} Nước hoa vùng kín Foellie có tốt không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
27/07/2023
Sản phẩm liên quan
Tẩy trắng răng tại nhà và nha khoa giá bao nhiêu, ở đâu tốt?
{Review} Máy tăm nước Colgate cầm tay chống nước IPX7 có tốt không?
Trám răng thẩm mỹ giá bao nhiêu, có bền không, quy trình như thế nào?
Cạo vôi răng có đau không, giá bao nhiêu, cách lấy vôi răng chuẩn nhất
Lấy cao răng nên hay không? Cách làm sạch cao răng tại nhà
Trồng răng khểnh đính đá thẩm mỹ giá bao nhiêu, có đau không?
1 2 Next