{TOP} 7 mẫu tranh đính đá hình Phật đẹp mà bạn nên biết: Phật Di Lặc, Phật Thích Ca; Phật Quan Âm…
Để thể hiện sự tôn kính của mình đối với các Đấng giác ngộ, nhiều người lựa chọn treo tranh đính đá hình Phật tại các vị trí trang trọng trong không gian phòng khách nhà mình. Để giúp bạn dễ dàng lựa chọn hơn
Tạp Chí Làm Đẹp và Thời Trang xin đưa ra một số những gợi ý về tranh đính đá phật như sau:
#1. Tranh đính đá Phật Thích Ca Mâu Ni - Phật Như Lai
Tranh đính đá Phật Thích Ca Mâu Ni – Phật Như Lai
Vị Phật đầu tiên chính là Phật Thích Ca Mâu Ni và Ngài là vị Phật có thật trong lịch sử. Ngài thuở xưa là hoàng tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm của vương quốc Thích Ca, thuộc Ấn Độ ngày nay, ra đời vào năm 624 TCN. Thái tử khi ấy đã từ bỏ tất cả địa vị, sự giàu sang phú quý để bước vào con đường tu hành sau khi đã nhìn thấu rõ rõ những cảnh đời “sinh lão bệnh tử” cũng như sự thanh thản của các vị tu sĩ. Trải qua muôn vàn khó khăn và thử thách, Ngài đã đạt thành chính đạo và trở thành vị Phật đầu tiên, đặt nền móng cho Phật Giáo trở về sau.
Ngoài tên chúng ta thường biết là Phật Thích Ca Mâu Ni, Ngài còn có các tên gọi khác như Phật Như Lai, Đức Thế Tôn,... Mỗi cách gọi sẽ thể hiện một ý nghĩa khác nhau về ngài. Tên gọi Như Lai được dịch từ chữ “Tathagata” trong tiếng Phạn, để chỉ người đến bằng con đường chân lý, đi theo con đường đúng đắn đến được chính giác. Tên Đức Thế Tôn là từ mà đạo Bà La Môn dùng để gọi những vị trưởng giả, đức cao vọng trọng, dùng tên gọi này như một cách bày tỏ lòng cung kính của chúng ta đến Ngài.
Phật Thích Ca Mâu Ni là hiện thân của niềm tin, đức hạnh, chân - thiện - mĩ. Tranh Phật Thích Ca Mâu Ni là biểu tượng cho sự thoát tục, thanh cao. Vì vậy mà treo tranh đính đá Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong phòng khách sẽ giúp tâm hồn của mỗi chúng ta được an yên thanh, thanh tịnh. Dù mỗi ngày vẫn phải trải qua rất nhiều khó khăn, chúng ta vẫn noi theo Người để sống tốt đẹp hơn. Hình ảnh Phật thích ca ngồi dưới gốc cây bồ đề, ngự trên đài sen với muôn ánh hào quang phản chiếu thể hiện ánh sáng của trí tuệ soi sáng thế gian. Thế nên, ngoài có ý nghĩa tốt đẹp về đạo làm người và yêu thương, treo tranh Đức Phật cũng là thể hiện mong muốn được khai mở trí tuệ, hiểu biết rõ ràng hơn về thế giới.
#2. Tranh đính đá Phật A Di Đà
Tranh đính đá Phật A Di Đà
Rất nhiều người thường nhầm lẫn Phật A Di Đà với Phật Tổ Như Lai nhưng điều này là không đúng. Theo Đại Kinh A-di-đà hay Đại Kinh Sukhāvatīvyūha, trong một kiếp sống trước đây, Phật A-di-đà là một vị tăng tên là Pháp-tạng hay Dharmākara. Trong kiếp này, ông nguyện sẽ tịnh hóa và trang nghiêm một thế giới, biến nó thành một trong những Phật độ thanh tịnh và đẹp đẽ nhất. Khi ông hoàn toàn tỉnh giác và hoàn thành lời nguyện của mình, ông trở thành Phật A Di Đà.
Tham khảo thêm:
A-di-đà Phật có nghĩa là thọ mạng vô lượng, nên Phật A Di Đà được xem là đức Phật Vô Lượng Thọ Vô Lượng Quang hoặc Tiếp Dẫn đạo sư (Vị thầy đạo tiếp đón chúng sinh, hai tiểu thuyết Phong thần diễn nghĩa và Tây du ký có 1 nhân vật có tên này nhưng được miêu tả có ngoại hình khác) (Trích theo Wikipedia.org).
Phật A Di Đà cư ngụ tại thế giới Ngài đã tịnh hóa gọi là Cực Lạc (còn gọi là Tây Phương Cực Lạc). Từ thế giới này, ông sẽ đến với chúng ta, chào mừng người đã mất và dẫn họ đi tái sinh trong miền đất Phật thanh tịnh của ông.
Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của Phật A Di Đà đó là trên đầu Ngài có các cụm tóc xoắn ốc, mắt hiền từ nhìn xuống như nhìn thấu nhân gian, miệng thoáng mở nụ cười cảm thông cứu độ. Trên ngực của Ngài có chữ “Vạn” (卐) tượng trưng cho lý Trung Đạo, không kẹt hai bên, vượt ngoài đối đãi. Tay ngài thường làm ấn giáo hóa.
Treo tranh đính đá Đức Phật A Di Đà mang một ý nghĩa cực kỳ trang trọng và có sự linh thiêng, vừa thể hiện sự hiếu kính với Ngài, vừa biểu lộ mong cầu nhận được sự che chở và bảo vệ cho bản thân, gia đình từ Đức Phật A Di Đà. Đến với Đức Phật, ta không cầu danh vọng mà chỉ xin được bình yên, thuận hòa. Treo tranh Ngài cũng là một cách để ta sống hướng thiện hơn, nguyện cầu một ngày nào đó được đế với miền đất Cực Lạc.
#3. Tranh đính đá Tam Thế Phật
Tranh đính đá Phật A Di Đà
Chữ Thế trong Tam Thế Phật được hiểu là Thời, vì vậy có thể hiểu Tam Thế Phật là Phật 3 thời: quá khứ, hiện tại và vị lai. Phật quá khứ là Phật A Di Đà, Phật hiện tại là Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật tương lai và Phật Di Lặc. Tuy nhiên, nếu hiểu theo nghĩa rộng hơn thì Tam Thế Phật là vô lượng vô biên vô số chư Phật mười phương.
Ngoài ra, chữ Thế trong Tam Thế Phật cũng được hiểu là Thế giới, vì vậy Tam Thế Phật cũng mang ý nghĩa là không gian vô lượng của thế giới Chư Phật. Phương Đông là thế giới Tịnh Lưu Ly của Phật Dược Sư, phương Tây là thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà và trung tâm là thế giới Sa Bà của Phật Thích Ca Mâu Ni.
Bên cạnh đó, Phật Thích Ca Mâu Ni cũng thường dùng ba chân thân để truyền pháp là Pháp thân, báo thân và ứng thân.
Dù được hiểu theo nghĩa nào đi chăng nữa, thì Tam Thế Phật cũng là biểu tượng của vô lượng vô biên, hướng con người đến việc trân trọng hiện tại. Mỗi chúng ta khi nhìn vào Tam Thế Phật đều phải biết sống trân trọng hiện tại, để những ngày đã qua trở thành quá khứ đều là ngày đáng quý, chào đón tương lai tốt đẹp.
Treo tranh đính đá Tam Thế Phật mang tính giáo dục cao cho các thành viên trong gia đình, từ đó chúng ta trân trọng hơn những giá trị của hiện tại. Đồng thời cầu mong những điều bình yên đến cho gia đình.
#4. Tranh đính đá Phật Quan Âm
Tranh đính đá Phật Quan Âm
Theo kinh A Di Đà, Quán Thế Âm Bồ Tát cùng với Đại Thế Chí Bồ Tát là trợ tuyên của đức Phật A Di Đà, được đặt danh hiệu Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát. Người là Đấng quán chiếu âm thanh của thế gian, hiện thân cho lòng từ bi của tất cả chư Phật.
Mặc dù trải qua rất nhiều nhân dạng để phổ độ chúng sinh nhưng ngày nay chúng ta vẫn khắc ghi rõ ràng nhất hình ảnh Bồ Tát với khuôn mặt từ bi, dấu son nơi ấn đường, tay cầm cành dương liễu, tay cầm tịnh bình chứa nước cam lồ. Dòng nước cam lồ từ bình tượng trưng cho lòng từ bi, nước chảy đến đâu sẽ làm mát mẻ êm dịu mọi đau khổ của chúng sinh. Cành dương liễu mềm dẻo tượng trưng cho đức Nhẫn. Ngài thường ngồi trên tòa sen phát ánh hào quang, đôi mắt hơi hướng xuống để nhìn khắp nhân gian. Hoa sen tượng trưng cho sự tinh khiết, vươn lên chính là biểu trưng cho sự giác ngộ.
Treo tranh đính đá Phật Bà Quan Âm sẽ nhắc nhở chúng ta về lòng từ bi. Tâm thanh tịnh mới chứa đựng được lòng từ bi, muốn từ bi phải có được đức nhẫn nhục.Theo phong thủy, treo tranh Phật Bà Quan Thế Âm có thể chế hóa hung khí, giúp gia đạo được bình an.
#5. Tranh đính đá Phật Dược Sư
Tranh đính đá Phật Dược Sư
Nếu như Phật Bà Quan Âm đại diện cho lòng từ bi cứu khổ cứu nạn thì Đức Phật Dược Sư lại là một một Đấng hộ trì chúng sinh khỏi những đau đớn về tâm hồn và thể xác. Ngài là một đấng giác ngộ có lòng bi mẫn vô lượng đối với hết thảy chúng sinh, còn được gọi là đấng Y vương Toàn giác, hướng con người đến cái thiện để diệt trừ tam độc là tham - sân - si, đây đều là cội nguồn của mọi bệnh tật và tai ách. Ngài hộ trì chúng sinh tránh khỏi những đớn đau về tâm hồn và thể xác, khỏi những hiểm nguy, chướng ngại và giúp họ trừ diệt tam độc tham - sân - si, cội nguồn của mọi bệnh tật và nguy hại.
Phật Dược Sư khi còn đang hành đạo Bồ Tát, Ngài đã phát ra 12 nguyện lớn có công năng cứu giúp hết thảy chúng sinh bị đói rách, bệnh tật, thân hình xấu xa, chuyển nữ thành nam... khiến họ được đầy đủ các thiện căn và thành tựu sở nguyện.
- Phát hào quang chiếu sáng mọi chúng sinh.
- Cho chúng sinh biết đến Nhất thiết trí của mình.
- Cho chúng sinh thực hiện được sở nguyện.
- Hướng dẫn chúng sinh đi trên đường Đại thừa.
- Giúp chúng sinh giữ giới hạnh.
- Giúp chữa lành các thứ bệnh do sáu giác quan sinh ra.
- Chữa bệnh thuộc về thân tâm cho mọi chúng sinh.
- Cho phụ nữ tái sinh trở thành nam giới.
- Tránh cho chúng sinh khỏi rơi vào tà kiến và giúp trở về chính đạo.
- Tránh cho chúng sinh sinh vào cõi ác và được sinh vào cõi lành.
- Đem thức ăn cho người đói khát.
- Đem áo quần cho người rét mướt.
Treo tranh đính đá Phật Dược Sư tại phòng khách và hằng ngày trì niệm danh hiệu Đức Phật sẽ giúp bạn và các thành viên trong gia đình có thể dẹp bỏ mọi sân si, phiền não trong đời thường. Không những thế, các bệnh phát từ tâm bệnh sẽ phần nào thuyên giảm, thanh lọc từ tâm hồn đến thể xác.
Người xưa có câu “bệnh từ tâm mà ra”, do vậy nếu chúng ta bỏ xuống đi những phiền não trần tục, những ý nghĩ xấu xa thì thân ta sẽ được bình an, cơ thể được thanh lọc.
#6. Tranh đính đá Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát
Tranh đính đá Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát
Địa Tạng Vương Bồ Tát là Vị Bồ Tát Đại từ đại bi, nguyện độ thế cho nhân gian, cứu khổ cứu nạn cho những chúng sinh khổ nạn và là giáo chủ của cõi U Minh, Ngài là một trong số sáu vị Bồ Tát quan trọng trong Phật giáo.
Nếu là Phật tử, hẳn là bạn không còn xa lạ gì với hình ảnh Mục Kiền Liên Bồ Tát xuống địa ngục cứu mẹ (mẹ Ngài mang nghiệp sát sanh), đó cũng chính là Địa Tạng Vương Bồ Tát. Ngài đã trải qua nhiều kiếp số, dưới nhiều nhân dạng khác nhau, có khi là thân nữ, có khi là thân nam, có khi lại làm vua,... Khi đã trở thành Bồ Tát Địa Tạng, ngài đã phát nguyện rằng bao giờ độ hết chúng sanh rồi mới trở lại thành Phật.
Nếu treo tranh đính đá Địa Tạng Vương Bồ Tát thì chúng ta cần phải hiểu về bổn nguyện của ngài, hàng ngày kết hợp đọc tụng những bộ kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện. Người xưa có truyền lại rằng:
“Nếu một lần chiêm ngưỡng, hoặc đảnh lễ tôn tượng của ngài, nghe tên thấy hình, chiêm ngưỡng, lễ bái, cúng dường, thì người thân của người đó nhờ nhân duyên công đức tô, vẽ, lễ lạy hình tượng Bồ Tát Địa Tạng, mà được thoát khổ, được sanh vào cõi người, trời và hưởng thọ khoái lạc vi diệu, còn những người có sẵn phước lực, đã được sanh về cõi trời, thì cũng nhờ công đức này mà được tăng trưởng nhân duyên xuất thế.”
Chính vì lẽ này mà rất nhiều Phật tử hiện nay lựa chọn treo tranh Địa Tạng Vương Bồ Tát trong nhà và phát ra tâm nguyện từ bi, hiếu đạo.
#7. Tranh đính đá Phật Di Lặc
Tranh đính đá Phật Di Lặc
Tranh đính đá Phật Di Lặc không chỉ được các Phật tử treo trong nhà mà còn được rất nhiều người không phải Phật tử yêu thích. Bởi khi nhìn vào tranh của Phật Di Lặc, ta bất giác thấy tâm trạng vui tươi và yên bình. Nhiều người cho rằng khi treo tranh Phật Di Lặc trong gia đình sẽ có được nhiều tài lộc và bình an, nhưng nếu chỉ hiểu theo nghĩa đó là không đủ. Phật Di Lặc đâu chỉ đơn giản đến đến thế.
Phật Di Lặc trong tiếng Phạn có tên là: Metteyya, có nghĩa là Đấng Từ bi. Trong Phật giáo, nụ cười của Đức Thích Ca được gọi là nụ cười an lạc, nụ cười của Đức Phật Di Lặc là nụ cười hoan hỷ. Nếu ai trong chúng ta cũng trao đổi với nhau bằng nụ cười vô nhiễm này thì cuộc đời sẽ yên bình biết bao. Mỗi khi nhìn vào tranh của Phật Di Lặc, nụ cười của ngài chính là điểm đặc biệt nhất, nó che mờ đi tất cả những vật chất bao quanh. Tướng mạo của Ngài rất đặc biệt, cơ thể khỏe mạnh, mập mạp, áo mặc hở bụng căng tròn phô cả rốn, đi chân đất. Tính tình Phật Di Lặc cũng được miêu tả kỳ lạ không kém so với thân hình, nói năng vô định, thích ngủ ở đâu thì ngủ, ai khen cũng cười, ai chê cũng cười chẳng phật lòng ai.
Việc treo tranh Phật Di Lặc thể hiện một mong muốn bình an, mọi chuyện thuận hòa trong cuộc sống. Khi tâm ta an lạc, ắt sẽ vượt qua được bệnh tật, làm ra của cải và có được nhiều niềm vui.
Cách treo tranh Phật trong nhà như thế nào? Treo ở vị trí nào?
Hiện nay xu hướng treo tranh Phật trong nhà rất nhiều, vì Phật là một niềm tin bất diệt cho sự công bằng, hướng thiện và bình an. Chao ôi, trong cuộc sống này càng đi tìm hạnh phúc ở nơi xa xôi ta càng thấy mỏi mệt, ở trên đỉnh cao danh vọng, tiền tài rồi cuối cùng cũng chỉ mong hai chữ “BÌNH AN”.
Tuy nhiên, việc treo tranh Phật cũng cần có nhiều lưu ý để không mạo phạm đến các Vị Phật tôn nghiêm.
- Treo tranh Phật cần phải hiểu về vị Phật mà mình đang ngưỡng vọng. Kết hợp với việc treo tranh, nên nhìn vào các vị Phật để tự tu dưỡng, thay đổi tâm rèn tướng.
- Cần treo tranh Phật ở các vị trí tôn nghiêm như phòng khách, phòng làm việc, phòng thờ. Nên treo cao và ở nơi trang trọng nhất trong phòng. Tuyệt đối không treo tranh đính đá về Phật trong phòng ngủ, phòng bếp, phòng tắm và cũng tránh ở các vị trí khuất.
- Luôn luôn giữ đảm bảo sự sạch sẽ cho không gian đang treo tranh Phật. Trong quá trình vệ sinh, có thể sử dụng vải sạch và nước rửa hương hoa để lau.
- Nếu tranh bị vấn đề gì đó, tuyệt đối tránh vứt đi mà nên mang đến chùa cúng rồi mới đốt.
Thể hiện lòng tôn kính với các vị Phật cũng là một cách để chúng ta rèn luyện tâm đức của mình. Mỗi ngày nhìn vào các vị Phật để chúng ta có thêm quyết tâm sửa mình và làm điều tốt. Lời kết này tôi cũng xin chúc quý bạn đọc mọi điều BÌNH AN.