tapchilamdep

Lấy cao răng nên hay không? Cách làm sạch cao răng tại nhà

Cao răng là gì? Có nên lấy cao răng không, có hại không và bao lâu nên lấy một lần? Cách làm sạch, tẩy, cạo và trị cao răng lâu năm tại nhà không gây ảnh hưởng. Tất cả các thắc mắc sẽ được Tạp Chí Đẹp giải đáp trong bài biết dưới đây:

Cao răng là gì?

Cao răng là chất cặn cứng của các muối vô cơ có màu vàng, nâu vàng, nâu đỏ hay nâu sậm bám chắc vào bề mặt răng, cổ răng hoặc dưới mép lợi. Chất này có thành phần gồm canxi carbonat và phosphate kết hợp với mảnh vụn thức ăn và chất khoáng trong khoang miệng, vi khuẩn, xác tế bào biểu mô và sắt huyết thanh lắng đọng.

Có hai loại cao răng là cao răng thường và cao răng huyết thanh. Cao răng thường là các các chất cặn cứng màu nâu hoặc vàng như mô tả ở trên. Tuy nhiên khi cao răng thường gây viêm lợi và vùng viêm tiết dịch, chảy máu khiến máu ngấm vào cao răng biến thành màu nâu đỏ thì được gọi là cao răng huyết thanh.

Lấy cao răng là phương pháp dùng dụng cụ chuyên dụng trong nha khoa (độ rung sóng siêu âm trên một thiết bị có đầu nhỏ) để làm sạch các mảng bám, chất cặn cứng trên răng, nướu.

>>> Nên đọc: Cách làm trắng răng tại nhà cực hiệu quả chỉ trong 5 phút

Cao răng là gì?

Cao răng là gì?

Tác hại của cao răng

Cao răng được hình thành từ những mảng bám thức ăn trên răng không được làm sạch hoàn toàn dù đã chải răng đều đặn hàng ngày. Theo thời gian răng sẽ xuất hiện những vết vàng, nâu, không đều màu và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như nụ cười của bạn.

Nếu cao răng không được loại bỏ sẽ khiến vi khuẩn tích tụ và gây ra một số bệnh về răng miệng như:

- Niêm mạc miệng: Khi cao răng xuất hiện, nó sẽ tác động lên niêm mạng miệng, gây lở miệng hoặc nặng hơn là các bệnh lý toàn thân như viêm xoang, mũi, họng.

- Viêm nướu: Vi khuẩn tích tụ sẽ gây viêm nướu, để lâu sẽ dẫn tới tình trạng bị tụt nướu, chính là giai đoạn đầu của bệnh viêm nha chu.

- Viêm nha chu: Khi nướu bị tụt, các vi khuẩn sẽ bắt đầu tấn công vào xương ổ răng, dây chằng nha chu, lúc này nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến các mô bị phân hủy, gây mủ, răng lung lay và dẫn tới rụng răng.

Khi nào nên lấy cao răng và bao lâu lấy một lần?

Các nha sĩ hàng đầu trên thế giới vẫn khuyên rằng nên kiểm tra định kỳ răng miệng từ 3 – 6 tháng/lần. Không nên đợi tới khi cao răng xuất hiện mới đi lấy vì lúc này nó có thể đã gây ra tổn thương trong khoang miệng và để lại hậu quả.

Khi cao răng xuất hiện, bạn cần tìm hiểu các phương pháp chăm sóc răng miệng cùng chế độ ăn uống phù hợp, tránh để cao răng phát triển thành các mảng lớn. Việc cần làm tiếp theo chính là đến gặp nha sĩ để loại bỏ cao răng càng sớm càng tốt.

Thời gian giữa các lần lấy cao răng không nên quá gần nhau vì răng có thể bị kích ứng, gây ê buốt, khó chịu do tác động nhiều lần của sóng siêu âm. Tốt nhất nên giữ vệ sinh răng miệng hợp lý và sau khoảng 3 – 6 tháng nên đến nha khoa để lấy cao răng một lần.

Đôi khi thời gian lấy cao răng của mỗi người lại khác nhau do cách chăm sóc vệ sinh răng miệng khác nhau. Có những người vệ sinh tốt, chải răng kỹ, mảng bám ít đọng lại thì có thể sau vài tháng cũng không có nhiều cao răng, ngược lại nếu vệ sinh không tốt, các mảng bám sót lại nhiều thì cao răng mới sẽ hình thành rất nhanh.

Nên kiểm tra và lấy cao răng định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần

Nên kiểm tra và lấy cao răng định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần

Lấy cao răng có đau không?

Trước đây việc lấy cao răng ở những trường hợp cao răng quá nhiều sẽ phải nại mảng bám bằng tay nên có thể gây đau và chảy máu nhiều.

Tuy nhiên hiện nay công nghệ lấy cao răng đã hiện đại hơn rất nhiều, bạn không phải lo lắng nó sẽ gây đau như trước kia. Có thể vì phải tác động trực tiếp lên răng nên sẽ có cảm giác ê buốt một chút nhưng cũng sẽ giảm nhanh và biến mất sau đó vài ngày.

Những lưu ý sau khi lấy cao răng

Sau khi lấy cao răng, bạn nên lưu ý tới việc chăm sóc vì men răng lúc này vẫn còn yếu và đang trong quá trình phục hồi. Dưới đây là một số lưu ý sau khi lấy cao răng mà bạn nên nắm rõ:

  • Không nên ăn hoặc uống đồ quá nóng hay quá lạnh vì có thể tổn hại men răng.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm, đồ uống có chất tạo màu như trà, cà phê, rượu vang, sô cô la...
  • Không hút thuốc lá vì lúc này răng rất dễ ám màu, dễ bị ố vàng.
  • Đánh răng đều đặn 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối.
  • Sử dụng thêm chỉ nha khoa để làm sạch vụn thức ăn còn mắc trong kẽ răng.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý để đảm bảo khoang miệng sạch sẽ hoàn toàn.
  • Khám và lấy cao răng định kỳ 3 – 6 tháng /lần.

Những lưu ý sau khi lấy cao răng

Cách làm sạch cao răng tại nhà

Thông thường với những trường hợp cao răng lâu năm đã tạo thành chất rắn cứng thì bạn cần phải tới các cơ sở chuyên khoa, phòng khám nha khoa để được nha sĩ lấy cao răng. Hầu hết các phòng khám nha khoa hiện nay đều được đầu tư máy móc hiện đại phục vụ khách hành lấy cao răng, hơn nữa phương pháp này có thể loại bỏ cao răng triệt để mà không gây đau nhức cho bệnh nhân.

Với những trường hợp cao răng ít, không nhiều và mới chỉ là những mảng ố vàng bám trên bề mặt răng hoặc cổ răng thì bạn có thể áp dụng một số phương pháp làm sạch khá đơn giản như sau:

  1. Dùng vỏ bánh mì cháy: Khi bánh mì bị đốt cháy sẽ chuyển hóa thành cacbon, có tác dụng như than hoạt tính, loại bỏ được những mảng bám trên răng khá hiệu quả. Mỗi lần thực hiện, lấy một chút bột bánh mì cháy trộn với kem đánh răng và chải đều lên thân răng và các kẽ răng. Chải răng xong thì súc miệng lại bằng nước sạch để loại bỏ mảng bám.
  2. Dùng nước vo gạo: Trong nước vo gạo có vitamin PP có tác dụng ức chế vi khuẩn gây hôi miệng, viêm nướu và nha chu. Dùng nước vo gạo để súc miệng hàng ngày có thể làm trắng răng và loại bỏ mảng bám trên răng rất hiệu quả.
  3. Dùng baking soda và chanh: Baking soda có thể đánh bay những mảng ố vàng trên răng cực nhanh. Bạn có thể pha baking soda cùng nước cốt chanh theo tỉ lệ 1:1 rồi dùng bàn chải nhúng vào hỗn hợp này, sau đó chà sát mạnh lên răng. Nên đánh răng trong vòng 2 – 3 phút rồi súc miệng sạch với nước.

Tóm lại, việc lấy cao răng và làm sạch cao răng là việc nên làm vì rất có lợi cho răng miệng của bạn. Vì vậy bạn hãy lấy cao răng định kỳ tại các cơ sở uy tín, nha sĩ có tay nghề để đảm bảo sức khỏe răng miệng cho mình nhé.

Bài viết phổ biến
{Review} kem chống nắng Bioderma có tốt không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu chính hãng?
04/05/2023
{REVIEW} Máy ép chậm Panasonic PAVH-MJ-L500SRA có tốt không?
12/07/2023
TOP 5 Shop bán son môi chính hãng uy tín & giá rẻ nhất tại Hà Nội
25/08/2023
{Review} Son Black Rouge A38 là màu gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
13/04/2023
Top 10 kem chống nắng nâng tone “xịn – mịn” và được yêu thích nhất 2024 
07/05/2023
{review} nồi chiên không dầu lotte 5.5l lts-af5sm có tốt không? giá bao nhiêu? mua ở đâu?
{REVIEW} Nồi chiên không dầu Lotte 5.5l LTS-AF5SM có tốt không? Giá Bao Nhiêu? Mua ở đâu?
13/07/2023
{Review} nước hoa Narciso mùi nào thơm nhất? Giá bao nhiêu?
16/08/2023
{REVIEW} Bình sữa Nuk có tốt không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
23/07/2023
Review Top 12 màu son Mac đẹp được yêu thích nhất hiện nay
05/09/2023
{Review} Son Gucci 504 là màu gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu chính hãng?
11/07/2023
{Review} bảng màu son Merzy Mellow Tint season 3 dòng son Hot Trend hiện nay
11/07/2023
Review Cốc nguyệt san loại nào tốt nhất? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
20/08/2023
{Review} Bảng màu Son 3CE Mickey Mouse Disney mới
27/07/2023
{Review} Son 3CE Immanence là màu gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu chính hãng?
13/07/2023
[Review] Son Merzy V6 Another Me The First Velvet Tint – màu son nhất định phải có
11/07/2023
{Review} Nồi chiên không dầu Tefal có tốt không? Giá bao nhiêu?
21/09/2023
{Review} Nước tẩy trang loại nào tốt, giá rẻ nhất hiện nay 2024?
21/09/2023
Paula Choice của nước nào? TOP những sản phẩm HOT của hãng
03/01/2023
{Review} Son Black Rouge A44 là màu gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
07/07/2023
Bảng màu son Tom Ford: Màu nào đẹp nhất? Giá bao nhiêu?
10/09/2023
Sản phẩm liên quan
Tẩy trắng răng tại nhà và nha khoa giá bao nhiêu, ở đâu tốt?
{Review} Máy tăm nước Colgate cầm tay chống nước IPX7 có tốt không?
Trám răng thẩm mỹ giá bao nhiêu, có bền không, quy trình như thế nào?
Cạo vôi răng có đau không, giá bao nhiêu, cách lấy vôi răng chuẩn nhất
Trồng răng khểnh đính đá thẩm mỹ giá bao nhiêu, có đau không?
Nhổ răng khôn có đau không, giá bao nhiêu tiền, khi nào thì nên nhổ?
1 2 Next